
Hình bên trên là:
Đường MACD: EMA 12 và EMA 26
Biểu đồ MACD: Gồm đường MACD – Đường tín hiệu
Nội dung chính bài viết
Giải thích về MACD Indicator (Moving Average Convergence Dirvegence)
Nói một cách ngắn gọn, tôi sử dụng MACD như là một indicator kỹ thuật để xác định liệu một tài sản có được mua quá nhiều hay bán quá nhiều không.
Đường MACD được vẽ xung quanh một đường ngang và dao động ở trên và dưới đường đó. Quy định đường đó là zero – trên đường đó là dương và dưới đường đó là âm. Khi đường MACD nằm trên đường zero, có nghĩa là không có sự khác biệt về giá trị của cả hai đường EMA.
Đường zero là rất quan trọng vì nó có thể cho thấy các khu vực hỗ trợ và kháng cự.
MACD DƯƠNG & MACD ÂM

MACD dương cho thấy đường EMA 12 ngày nằm trên đường EMA 26 ngày.
Khi đà giá tăng tốc, đường EMA nhanh hơn sẽ di chuyển ra khỏi đường EMA chậm hơn do đó tăng giá trị của đường MACDNgược lại,MACD âm cho thấy đường EMA 12 ngày nằm dưới đường EMA 26 ngày.
Và khi đà giá giảm tốc độ, đường EMA nhanh hơn sẽ di chuyển ra khỏi đường EMA chậm hơn, làm giảm giá trị của đường MACD.
Một đường khác hiển thị trên indicator là đường tín hiệu, đường tín hiệu cho thấy đường EMA 9 ngày của MACD.
Các tín hiệu mua và bán được tạo ra bởi hai đường này tương tác với nhau. Hai đường này dao động xung quanh đường zero (số 0 bên phải của biểu đồ) bên phải của biểu đồ.
Chiến lược với MACD Indicator
Chỉ số MACD tạo ra ba loại tín hiệu cơ bản;
– Tín hiệu Line Crossovers (cắt Đường Tín hiệu)
– Tín hiệu Zero Line Crossovers (cắt Đường Zero)
– Tín hiệu Divergence (Phân kỳ)
Tín hiệu cắt đường Tín hiệu
– Khi đường MACD cắt xuống dưới Đường tín hiệu, nó được coi là tín hiệu giảm, điều này cho thấy rằng có thể đây là thời điểm để bán.
– Khi đường MACD cắt lên trên Đường tín hiệu, nó được coi là tín hiệu tăng, điều này cho thấy rằng có thể đây là thời điểm giá sẽ tăng lên cao.
Hầu hết các trader chờ đợi đường MACD cắt Đường tín hiệu rồi mới vào lệnh để tránh trường hợp bắt phải một breakout sai hoặc vào lệnh quá sớm.
Tín hiệu cắt Đường Zero

Tín hiệu cắt Đường Zeroxuất hiện khi đường MACD cắt đường Zero theo một trong hai hướng lên hoặc xuống.
– Xu hướng sẽ tăng khi đường MACD cắt đường Zero theo hướng lên và đi từ âm sang dương, điều này cho thấy đà tăng giá sẽ xuất hiện.
– Xu hướng sẽ giảm khi đường MACD cắt đường Zero theo hướng xuống và đi từ dương sang âm, điều này cho thấy đà giảm giá sẽ xuất hiện.
Tín hiệu phân kì

Sự phân kỳ xảy ra khi các chuyển động của MACD và hành động giá khác nhau.
– Sự phân kỳ tăng xảy ra khi giá giảm xuống tạo đáy thấp hơn, nhưng MACD dừng lại ở mức đáy cao hơn.
– Sự phân kỳ giảm xảy ra khi giá tăng lên tạo đỉnh cao hơn, nhưng MACD dừng lại ở mức đỉnh thấp hơn.
Sự phân kỳ của MACD có thể cảnh báo chú ý theo dõi sự đảo ngược giá sẽ xảy ra.
BIỂU ĐỒ MACD

Biểu đồ MACD là một biểu đồ dạng thanh cột. Nó đo sự chênh lệch độ cao giữa đường MACD và đường tín hiệu. Khi biểu đồ ở đường zero, nó cho chúng ta thấy rằng đường tín hiệu và macd là bằng nhau, một đường chéo lên/xuống sẽ xảy ra.
MẸO SỬ DỤNG MACD
Nếu bạn muốn MACD nhạy hơn thì bạn nên thử thiết lập 5,35,5 điều này có thể phù hợp hơn cho các biểu đồ khung thời gian dài hơn.
Hãy nhớ rằng mỗi indicator không phải luôn luôn chính xác. Nhiều thời điểm bạn cần nó nhất thì nó lại sai.