Chỉ số ADX là một chỉ số đáng tin cậy cho nhà đầu tư biết được độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại trên thị trường. Tìm hiểu về ADX và cách phân tích chỉ số ADX dưới đây nhé.
Nội dung chính bài viết
Chỉ số ADX là gì?
Chỉ số ADX hay Average Directional Index là chỉ số định hướng trung bình, nhằm đo lường độ mạnh của xu hướng mà không quan tâm đến hướng của xu hướng. Chỉ số ADX được tính toán dựa trên mức trung bình động của sự dao động giá trong một khoảng thời gian nhất định thường là 14 ngày.
ADX là một đường có giá trí dao động từ 0 đến 100. Thông thường trên biểu đồ, ADX sẽ xuất hiện với hai đường DMI gồm (+DI) và (-DI) giúp biểu thị hướng chuyển động của thị trường. Do đó, khi kết hợp cùng với nhau, nhóm chỉ số này có thể cho nhà đầu tư biết được cả về hướng và độ mạnh của xu hướng từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch.
Directional Movement Index (DMI)
DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán.
Tín hiệu mua: Khi DI+ cắt và đi lên phía trên DI-
Tín hiệu bán: Khi DI- cắt và đi xuống phía dưới DI+
Lưu ý: Khi sử dụng sự giao cắt của DMI để nhận biết tín hiệu mua hoặc bán thì những tín hiệu này thường hay bị sai lệch. Để khắc phục chúng ta sẽ dùng chỉ báo ADX để xác nhận lại sự giao cắt của DMI. Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng không thể thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI.
Đo lường độ mạnh của xu hướng bằng ADX
Chỉ số ADX được dùng để đo lường độ mạnh, yếu của một xu hướng. Dưới đây là bảng phân chia 4 cấp độ của xu hướng dựa trên giá trị chỉ số ADX.
Giá trị ADX Độ mạnh của xu hướng
- 0-25: Yếu, thị trường không có xu hướng rõ ràng
- 25-50: Mạnh, bắt đầu báo hiệu một xu hướng mới và xu hướng này đang mạnh dần
- 50-75: Xu hướng hiện tại là rất mạnh
- 75-100: Siêu mạnh, điều này rất hiếm khi xảy ra
Đối với một số nhà đầu tư, khi ADX>25 cho thấy độ mạnh xu hướng đang tăng và là lúc thích hợp để sử dụng các chiến thuật giao dịch theo xu hướng. Ngược lại, khi ADX<25, các nhà đầu tư sẽ tránh sử dụng các chiến lược giao dịch theo xu hướng. Một số nhà đầu tư sử dụng mốc giá trị 20 thay cho 25.
Cách áp dụng chỉ số ADX
Các nhà đầu tư cần bắt đầu bằng việc sử dụng ADX để xác định thị trường có xu hướng hay không. Xu hướng mạnh là khi ADX lớn hơn 25, ngược lại, thị trường không có xu hướng khi ADX rớt xuống dưới 20. Tuy nhiên do ADX chỉ cho biết độ mạnh yếu của xu hướng mà không cho biết xu hướng của giá nên nhà đầu tư cần kết hợp thêm hai chỉ số DI.
- Khi +DI ở trên -DI, giá đang chuyển động lên.
- Khi -DI ở trên +DI, giá đang chuyển động xuống.
Trường hợp sử dụng hiệu quả
Một cách hiểu nào đó chúng ta có thể cho rằng mục đích chính của ADX là để xác định rõ xu hướng hiện tại của đường giá. Nếu xác định rõ được xu hướng thị trường sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn, vì nó sẽ chỉ dẫn và giúp cho nhà đầu tư sử dụng những kỹ thuật chỉ báo khác để phân tích.
- Khi thị trường đang có xu hướng (Trending Market): nhà đầu tư có thể sử dụng Moving Averages (MA), đường xu hướng (trendline) và một số các chỉ báo tiếp tục xu hướng khác.
- Khi thị trường đang không có xu hướng rõ ràng (sideways market) hay đang biến động trong một phạm vi giá nào đó (trading range market): các nhà đầu tư có thể sử dụng các chỉ báo như là Stochastic, RSI, hoặc Williams’%R và các báo range-bound khác như là Bollinger Bands hoặc Moving Average Envelope.
Chỉ số ADX có thể được sử dụng khi thị trường đang dao động trong một khoảng nhất định và chuẩn bị có một sự bứt phá tại thị trường. Thông thường một sự bứt phá sẽ không khó để nhìn ra, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào biểu đồ nến thì nhà đầu tư rất có thể bị bẫy.
Trong trường hợp này, ADX sẽ là một chỉ số tin cậy cho nhà đầu tư dựa vào. Khi ADX di chuyển từ mức dưới 20 lên quá 25 thì có thể khẳng định sự bứt phá của thị trường. Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng tương tự cho trường hợp ngược lại khi thị trường đang chuyển từ một xu hướng nhất định sang thị trường đi ngang.
Cuối cùng, các nhà đầu tư hay nhầm lẫn việc ADX đang đi xuống có nghĩa là thị trường sắp đổi chiều. Điều này là không chính xác, bởi ADX chỉ thể hiện độ mạnh của xu hướng, khi ADX giảm có nghĩa rằng độ mạnh của xu hướng giảm còn xu hướng thị trường có thể vẫn không thay đổi.
Sử dụng ADX để tránh bẫy
ADX rất phổ biến vì nó xác định được trạng thái hiện tại của thị trường là có xu hướng hay không có xu hướng. Điều này giúp cho nhà đầu tư tránh xa những điểm yếu của các chỉ báo cũng như những cái bẫy (trap) của thị trường.
Điều đầu tiên và luôn luôn phải nhớ khi sử dụng ADX là chú ý hướng đi của đường giá. Khi ADX dao động tăng hay giảm không có nghĩa là xác định được hướng chuyển động tiếp theo của đường giá.
- Một xu hướng tăng giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.
- Một xu hướng giảm giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.
Tin liên quan: