Ads
Portfolio
Dành cho người mới
BTCMonday
Advertisement
  • Home
  • Tin Tức Crypto +
    • Bitcoin
    • Altcoin
    • DeFi Coin
  • Kiến Thức +
  • Review Dự Án
  • Sàn Giao Dịch +
    • Sàn Remitano
    • Sàn Fiahub
    • Sàn giao dịch Binance
    • Sàn Houbi
    • Sàn giao dịch Bittrex
    • Sàn giao dịch Poloniex
    • Binary Option
    • Sàn MXC
    • Các sàn khác
  • Người Mới +
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin Tức Crypto +
    • Bitcoin
    • Altcoin
    • DeFi Coin
  • Kiến Thức +
  • Review Dự Án
  • Sàn Giao Dịch +
    • Sàn Remitano
    • Sàn Fiahub
    • Sàn giao dịch Binance
    • Sàn Houbi
    • Sàn giao dịch Bittrex
    • Sàn giao dịch Poloniex
    • Binary Option
    • Sàn MXC
    • Các sàn khác
  • Người Mới +
No Result
View All Result
BTCMonday
No Result
View All Result
Home Hướng Dẫn Người Mới

White Paper là gì? Tầm quan trọng của White Paper trong đầu tư Crypto

Công Sam Đăng bởi Công Sam
18/02/2022
in Hướng Dẫn Người Mới
0
White Paper là gì? Tầm quan trọng của White Paper trong đầu tư Crypto
6
SHARES
44
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
White Paper là gì?, vai trò của White Paper trong việc đầu tư. Anh em thường đọc những gì khi tìm được một dự án mới? Twitter, Medium hay website? Tất cả đều đúng. Nhưng có một “nhân vật” khác cũng khá quan trọng mà mình nghĩ nhiều người cũng đã biết, nhưng chưa thật sự hiểu rõ về định nghĩa hay vai trò, đó là White Paper.

Nội dung chính bài viết

  • 1 White Paper là gì?
  • 2 White Paper chứa những thông tin gì?
  • 3 Chức năng của White Paper là gì
    • 3.1 Nơi chứa các thông tin chuẩn nhất
    • 3.2 Gọi vốn
  • 4 Sự khác nhau của White Paper và Lite Paper
  • 5 vai trò của White Paper trong đầu tư Crypto?
  • 6 Tổng kết White Paper là gì
    • 6.1 Share this:

White Paper là gì?

White Paper là tài liệu dùng để mô tả các thuộc tính của dự án một cách chuẩn nhất, giúp cộng đồng có cái nhìn tổng quan về dự án. White Paper là nguồn thông tin chuẩn nhất nếu cần tham khảo về bất kì dự án nào.

Thuật ngữ White Paper ra đời trước khi được sử dụng trong Crypto. White Paper có nguồn gốc cách đây khoảng một thế kỷ, để chỉ báo cáo ngành được xuất bản bởi một số bộ của chính phủ Vương quốc Anh. Còn đối với Crypto, Whitepaper có lẽ được biết đến sớm nhất vào thời kì ICO (Initial Coin Offering).

White Paper là gì?

White Paper chứa những thông tin gì?

Dưới đây là một số thông tin thường thấy của một White Paper của các dự án trong Crypto:

  • Định nghĩa về dự án: Tóm tắt sơ lượt nhất của một dự án.
  • Lý do ra đời của dự án: Giải quyết vấn đề nào đó của thị trường.
  • Cơ chế hoạt động của dự án: Nêu các thành phần, vai trò của từng thành phần trong dự án, các công thức sử dụng trong hoạt động,…
  • Lộ trình phát triển: Những việc team sẽ làm trong tương lai.
  • Team: Giới thiệu từng người, vai trò của họ trong dự án.
    • Thông tin về token.
    • Các token trong dự án.
    • vai trò mỗi token (thông thường chỉ có một, nhưng các dự án gần đây, đặc biệt mảng Gaming, có thể có hai token với vai trò khác nhau).
    • Số lượng mỗi token.
    • Chi tiết mở bán token chính.
  • Nhà đầu tư của dự án.

Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính đúng vào thời điểm đó. Bởi vì các thông tin trên có thể dễ dàng sửa đổi dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, hoặc thực lực của đội ngũ,…

Ví dụ: Origin Protocol trước đây làm về mảng e-commerse. Tuy nhiên, do trend NFT đang lên, và có vẻ đội ngũ dự án có làm khá tốt mảng này, nên họ đã đổi 100% mục tiêu dự án, White Paper từ e-commerse sang một dự án làm về NFT. Hiện tại, anh em nếu lên trang chủ của Origin sẽ không thấy bất kì thông tin nào liên quan đến e-comerse.

Chức năng của White Paper là gì

Nơi chứa các thông tin chuẩn nhất

White Paper có thể ví như “gốc” của một dự án. Có thể các trang web Crypto sẽ có các góc nhìn khác nhau về định nghĩa dự án, nhưng nếu có một nơi một diễn giải chính xác nhất, thì đó là White Paper.

Trong White Paper, chúng ta có thể tìm thấy gần như mọi thông tin chính thống, giúp việc đầu tư của anh em trở nên dễ dàng hơn.

Gọi vốn

Do White Paper được xem như bản phác thảo dự án trước khi bắt tay vào làm, nên đây là thứ tiên quyết cần phải có để các nhà đầu tư biết mình đang bỏ tiền vào đâu. Trở về thời kì ICO thịnh hành, các dự án đa phần chỉ cần Whitepaper là có thể đi gọi vốn.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, White Paper không còn quá quan trọng trong việc gọi vốn. Lý do là vì các dự án được “vẽ” ra rất dễ trên giấy, nhưng bắt tay vào làm thì không đạt như kì vọng. Do đó, ngày nay các nhà đầu tư thường nhìn và đội ngũ dự án (sản phẩm trước đó, tài năng,…), dự án đã chạy rồi có kết quả như thế nào,… Từ đó mới ra quyết định đầu tư.

Sự khác nhau của White Paper và Lite Paper

Như mình đã nói, White Paper hiện tại không còn quá quan trọng đối với một dự án. Có lẽ ngoài việc nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn, lý do khác là White Paper khá khô khan, đặc biệt đối với những dự án nặng tính kĩ thuật như Layer 1, Layer 2,…

Do đó, một thứ khác dần trở nên phổ biến để thay thế White Paper để truyền đạt thông tin, đó là Lite Paper. Đúng như tên gọi, Lite Paper cho chúng ta cảm giác “nhẹ” hơn về mặt thông tin, bố trí cũng dễ nhìn hơn, từ đó giúp cộng đồng nắm được ý tưởng, cũng như mục đích ra đời của dự án rõ hơn.

Những phần được lượt bỏ của White Paper so với Lite Paper thường nằm ở việc tính toán công thức, bối cảnh hiện tại. Các phần khác như định nghĩa dự án, thông tin token, team dự án,… đều được giữ lại.

Không có ràng buộc nào cho thấy chỉ được có một loại White Paper hay Lite Paper. Một số dự án chuẩn bị kĩ, họ có cả hai phiên bản: White Paper và Lite Paper trên website; một số khác chỉ có một trong hai.

vai trò của White Paper trong đầu tư Crypto?

Do White Paper và Lite Paper có chức năng tương tự nhau, nên ở đây mình sẽ nói đại diện là White Paper.

Điểm đầu tiên mà White Paper giúp được cho nhà đầu tư đó là chúng sẽ gom tất cả thông tin hữu ích lại, giúp người dùng không tốn nhiều thời gian để tìm dữ liệu đầu tư.

Tiếp theo, White Paper giúp anh em biết được cốt lõi dự án làm gì, từ đó có thể nhìn ra được tiềm năng của dự án. Ví dụ như dự án sinh ra có thể giải quyết được vấn đề gì của thị trường, nếu có thì vấn đề đó quan trọng hay không,…

Ngoài ra, nếu anh em xem rất nhiều White Paper, thì dần dần sẽ nhận ra được không phải dự án nào cũng độc đáo, có điểm riêng. Một số dự án chỉ đơn giản là fork ra từ các dự án lớn, ví dụ như:

  • AMM thì đa phần các dự án fork ra từ Uniswap.
  • Lending thì fork ra từ MakerDAO hay Compound, Aave,…

Do đó, khi anh em đọc vào một dự án hơi giống dự án trước đó, có thể dự phóng ngay về cách thức hoạt động của dự án này có thật sự hiệu quả hay không (mục tokenomics của dự án).

Tổng kết White Paper là gì

White Paper là một trong những tiêu chí cơ bản cần có của một dự án. Chúng không chỉ giúp cộng đồng có cái nhìn thiện cảm hơn vì dự án chỉnh chu trong việc chuẩn bị tài liệu; mà còn là một “kim chỉ nam” cho mọi người biết đường để đầu tư.

Có thể bạn quan tâm:

  • 100+ thuật ngữ Blockchain trong thị trường Crypto quan trọng cần biết!
  • Mỹ bắt giữ cặp vợ chồng liên hệ đến vụ hack Bitfinex, thu hồi 3,6 tỷ USD Bitcoin
  • Ví Trust Wallet: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Share this:

  • Share
  • Reddit
Tags: Thị trường CryptoWhite Paper
Previous Post

Private Key & Passphrase là gì? Cách lưu trữ an toàn nhất

Next Post

ASIC là gì? Ứng dụng của ASIC trong hoạt động khai thác tiền điện tử

Next Post
ASIC là gì? Ứng dụng của ASIC trong hoạt động khai thác tiền điện tử

ASIC là gì? Ứng dụng của ASIC trong hoạt động khai thác tiền điện tử

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhiều gần đây

Vì sao Trader nên sử dụng biểu đồ đen trắng thay vì cây nến xanh đỏ?
Kiến Thức

Vì sao Trader nên dùng biểu đồ đen trắng thay vì cây nến xanh đỏ?

Đăng bởi Minh Châu
14/03/2021
2

Trader nên dùng biểu đồ đen trắng vì sao? Cả nhà đã bao giờ để tâm đến các màu sắc...

Xem thêm
Cách khôi phục ví Multi Coin với Trust Wallet

Cách khôi phục ví Multi Coin với Trust Wallet khi thay đổi nơi lưu trữ

08/01/2022
kỹ thuật trade coin, biểu đồ hình nến trong trade coin

Hướng Dẫn Phân Tích Biểu Đồ Nến Tradecoin (p1)

19/11/2020
hướng dẫn mở ví myetherwallet

Hướng dẫn mở ví Myetherwallet và cách sử dụng ví ERC20

10/01/2019
Chỉ số Fractal là gì

Chỉ số Fractal là gì? Phương pháp giao dịch với Fractal

09/01/2019
BTCMonday

© 2017 Chuyên trang thông tin về Tiền Điện Tử BTCMonday.com.

Danh mục

  • Hướng Dẫn Người Mới
  • Sàn Giao Dịch
  • Kiến Thức
  • Partner & Portfolio of BTCMonday
  • Contact ADS

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin Tức Crypto +
    • Bitcoin
    • Altcoin
    • DeFi Coin
  • Kiến Thức +
  • Review Dự Án
  • Sàn Giao Dịch +
    • Sàn Remitano
    • Sàn Fiahub
    • Sàn giao dịch Binance
    • Sàn Houbi
    • Sàn giao dịch Bittrex
    • Sàn giao dịch Poloniex
    • Binary Option
    • Sàn MXC
    • Các sàn khác
  • Người Mới +

© 2017 Chuyên trang thông tin về Tiền Điện Tử BTCMonday.com.

  • bitcoinBitcoin(BTC)$23,201.000.66%
  • ethereumEthereum(ETH)$1,605.200.25%
  • USDEXUSDEX(USDEX)$1.07-0.47%
  • tetherTether(USDT)$1.000.04%
  • usd-coinUSD Coin(USDC)$1.000.09%
  • binancecoinBNB(BNB)$308.971.36%
  • rippleXRP(XRP)$0.4122190.26%
  • Binance USDBinance USD(BUSD)$1.000.13%
  • cardanoCardano(ADA)$0.3836041.36%
  • dogecoinDogecoin(DOGE)$0.0869780.94%